1. TỔNG QUAN
Ngành Kỹ thuật Điện tử viễn thông bao gồm 3 chuyên ngành: Mạng và dịch vụ Internet, Thông tin vô tuyến và di động, Hệ thống IoT (Học viện không xét tuyển theo chuyên ngành, khi vào học sinh viên tự chọn chuyên ngành)
- Mã ngành: 7520207
- Khối lượng chương trình: 150 tín chỉ (không bao gồm Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và Kỹ năng mềm)
- Chỉ tiêu năm 2021: 100
- Điểm trúng tuyển 2020: 15
- Tổ hợp xét tuyển: Toán – Lý – Hóa (A00) hoặc Toán – Lý – Anh (A01)
3. CHUẨN ĐẦU RA
3.1. Về Kiến thức
Chương trình Điện tử viễn thông trang bị cho sinh viên những kiến thức sau:
(1) Hiểu biết cơ bản về các lĩnh vực liên quan đến ngành điện tử viễn thông.
(2) Nắm vững các phương pháp, công cụ để phân tích, thiết kế, phát triển, vận hành mạng, hệ thống và thiết bị viễn thông.
(3) Nắm vững kiến thức về cơ sở dữ liệu, thu thập và phân tích dữ liệu.
(4) Vận dụng tốt kiến thức về hệ thống thông tin và truyền thông, có khả năng tích hợp hệ thống.
(5) Nắm vững các kiến thức, công cụ phù hợp để quản lý và ứng dụng công nghệ truyền thông vào các lĩnh vực thực tế, các ngành khác nhau.
Chuyên ngành Mạng và dịch vụ Internet
(6) Vận dụng tốt kiến thức để triển khai và phát triển sản phẩm, giải pháp cho các ứng dụng truyền thông trên các nền tảng mạng viễn thông, Internet.
(7) Vận dụng tốt kiến thức về lập trình, có khả năng phát triển các phần mềm ứng dụng trong viễn thông.
Chuyên ngành Thông tin vô tuyến và di động
(8) Vận dụng tốt kiến thức để triển khai và phát triển sản phẩm, giải pháp cho các ứng dụng truyền thông trên các nền tảng công nghệ vô tuyến, mạng di động.
(9) Vận dụng tốt kiến thức về lập trình, có khả năng phát triển các phần mềm ứng dụng di động.
Chuyên ngành Hệ thống IoT
(10) Vận dụng tốt kiến thức để triển khai và phát triển sản phẩm, giải pháp cho các ứng dụng truyền thông trên các nền tảng mạng Internet, hệ thống IoT.
(11) Vận dụng tốt kiến thức về lập trình, có khả năng phát triển các phần mềm ứng dụng IoT.
3.2. Về Kỹ năng
(8) Các kỹ năng nghề nghiệp
Sinh viên ngành Điện tử viễn thông đạt được các yêu cầu sau đây về kỹ năng nghề nghiệp:
– Đảm bảo các yêu cầu cơ bản về đạo đức nghề nghiệp như trung thực, trách nhiệm và tin cậy;
– Thành thục kỹ năng tổ chức, sắp xếp công việc; làm việc độc lập và tự tin trong môi trường làm việc;
– Thành thục kỹ năng xây dựng mục tiêu cá nhân, tạo động lực làm việc và phát triển sự nghiệp cá nhân;
– Đảm bảo kỹ năng sử dụng tiếng Anh chuyên ngành, kỹ năng tin học và ứng dụng trong hoạt động nghề nghiệp và giao tiếp xã hội.
(9) Khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề
Sinh viên ngành Điện tử viễn thông đạt được các yêu cầu sau đây về kỹ năng tư duy, giải quyết vấn đề:
– Có khả năng phát hiện, tổng quát hóa, phân tích và đánh giá vấn đề kỹ thuật liên quan tới lĩnh vực chuyên môn;
– Có kỹ năng lập luận và xử lý thông tin, phân tích định lượng để giải quyết các bài toán chuyên môn cũng như đưa ra giải pháp và kiến nghị đối với vấn đề chuyên môn.
(10) Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức
Sinh viên được trang bị và rèn luyện kỹ năng phát hiện vấn đề, tìm kiếm và thu thập thông tin, kỹ năng triển khai thí nghiệm và tham gia vào các khảo sát thực tế.
(11) Khả năng tư duy theo hệ thống
Sinh viên được phát triển khả năng tư duy chỉnh thể, logic, phân tích đa chiều.
(12) Khả năng nhận thức bối cảnh xã hội và ngoại cảnh
Hiểu được vai trò và trách nhiệm của mình về sự phát triển ngành Điện tử viễn thông, tác động của ngành đến xã hội. Nắm bắt rõ được các quy định của xã hội, bối cảnh lịch sử và văn hóa dân tộc trong lĩnh vực chuyên môn; hiểu được ý nghĩa và giá trị thời đại của các vấn đề chuyên môn trong bối cảnh toàn cầu.
(13) Khả năng làm việc thành công trong tổ chức
Nhận thức chính xác và hiểu rõ vị trí làm việc trong các doanh nghiệp; nắm rõ được văn hóa doanh nghiệp; chiến lược, mục tiêu và kế hoạch của tổ chức, vận dụng kiến thức được trang bị để phục vụ hiệu quả cho hoạt động của doanh nghiệp, có khả năng làm việc thành công trong tổ chức.
(14) Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn
Đảm bảo khả năng vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã được học vào thực tiễn; có thể sử dụng các định nghĩa, khái niệm cơ bản làm nền tảng; có khả năng hình thành ý tưởng liên quan đến chuyên môn hoặc quản lý các dự án trong lĩnh vực Điện tử viễn thông.
(15) Năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp
Sinh viên được trang bị kỹ năng xây dựng mục tiêu cá nhân, động lực làm việc, phát triển cá nhân và sự nghiệp.
3.3 Về Kỹ năng mềm
(16) Làm việc theo nhóm
Đảm bảo năng lực làm việc theo nhóm và thích ứng với sự thay đổi của các nhóm làm việc.
(17) Quản lí và lãnh đạo
Đảm bảo khả năng hình thành nhóm làm việc hiệu quả, thúc đẩy hoạt động nhóm và phát triển nhóm; có khả năng tham gia lãnh đạo nhóm.
(18) Kỹ năng giao tiếp
Đảm bảo các kỹ năng cơ bản trong giao tiếp bằng văn bản, qua thư điện tử/phương tiện truyền thông, hiểu rõ chiến lược giao tiếp, đảm bảo kỹ năng thuyết trình về lĩnh vực chuyên môn.
(19) Các kỹ năng mềm khác
Đảm bảo nền tảng phát triển kỹ năng mềm trong bối cảnh hiện tại và tương lai: Tự tin trong môi trường làm việc quốc tế, kỹ năng phát triển cá nhân và sự nghiệp; luôn cập nhật thông tin trong lĩnh vực khoa học; kỹ năng đồ họa, ứng dụng tin học.
3.4. Về Năng lực tự chủ và trách nhiệm
(20) Kỹ năng sẵn sàng đương đầu với rủi ro; kiên trì, linh hoạt, tự tin, chăm chỉ, nhiệt tình và say mê công việc; có tư duy sáng tạo và tư duy phản biện; biết cách quản lý thời gian và nguồn lực;
(21) Các kỹ năng cá nhân cần thiết khác như thích ứng với sự phức tạp của thực tế, kỹ năng học và tự học, kỹ năng quản lý bản thân, kỹ năng sử dụng thành thạo công cụ máy tính phục vụ chuyên môn và giao tiếp văn bản, hòa nhập cộng đồng và luôn có tinh thần tự hào, tự tôn.
(22) Có ý thức nghề nghiệp, trách nhiệm công dân, chủ động sáng tạo, có ý thức và năng lực hợp tác trong công việc;
(23) Có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ;
(24) Có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề nghiệp vụ và kỹ thuật phức tạp về công nghệ tài chính;
(25) Có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể và đánh giá, cải tiến các hoạt động chuyên môn.
3.5. Về Hành vi đạo đức
(26) Phẩm chất đạo đức tốt, lễ độ, khiêm tốn, nhiệt tình, trung thực, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
(27) Trung thực, có đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm và tin cậy trong công việc, nhiệt tình và say mê công việc.
(28) Có trách nhiệm công dân và chấp hành pháp luật, có ý thức tham gia bảo vệ Tổ quốc.
3.6. Về ngoại ngữ (Tiếng Anh)
(29) Đạt trình độ tiếng Anh 450 điểm TOEIC quốc tế hoặc tương đương;
(30) Có khả năng sử dụng tiếng Anh phục vụ học tập, nghiên cứu, hòa nhập nhanh với cộng đồng Điện tử Viễn thông khu vực và Quốc tế sau khi ra trường;
(31) Đảm bảo khả năng sử dụng tiếng Anh thành thạo với các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết; kỹ năng sử dụng tiếng Anh chuyên ngành trong nghiên cứu, trao đổi học thuật và trong công việc một cách có hiệu quả nhất.
3.7. Về Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp ngành Điện tử viễn thông là những ứng viên tiềm năng cho các vị trí công việc sau:
– Kỹ sư tư vấn, thiết kế trong hầu hết các tổ chức, doanh nghiệp có liên quan đến lĩnh vực điện tử viễn thông và công nghệ thông tin;
– Kỹ sư vận hành, giám sát trong các doanh nghiệp sở hữu và khai thác hạ tầng truyền thông;
– Kỹ sư phát triển ứng dụng trong các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông và Internet, các tổ chức và doanh nghiệp ứng dụng hệ thống mạng và dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin;
– Chuyên gia kỹ thuật trong các doanh nghiệp triển khai hệ thống ICT trong điều hành sản xuất, kinh doanh;
– Các vị trí quản lý, điều hành đòi hỏi hiểu biết về lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin trong các tổ chức, cơ quan nhà nước;
– Cán bộ giảng dạy, nghiên cứu trong các viện nghiên cứu, trường đại học, …
Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
– Có năng lực học tập suốt đời, đảm bảo kiến thức về chuyên môn và nghiệp vụ để học lên bậc Thạc sĩ, Tiến sĩ thuộc các chuyên ngành thuộc lĩnh vực Điện tử viễn thông ở trong và ngoài nước.
– Có thể thực hiện được các đề tài nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực Điện tử viễn thông, công nghệ thông tin ở các cấp khác nhau.
– Làm tại phòng Kỹ thuật các đài truyền hình, đài phát thanh, từ trung ương đến địa phương; hay các phòng chức năng: Bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin, Công nghiệp điện tử – ️Công nghệ thông tin… của Sở Thông tin và truyền thông, Bưu điện… ở các Tỉnh, Thành phố trong cả nước.
– Có năng lực làm việc ở vị trí cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy về viễn thông tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu và các cơ sở đào tạo;
-️ Có thể học tiếp lên trình độ sau đại học ở trong nước và nước ngoài.
– Thời gian hoàn thành chương trình sẽ phụ thuộc vào số lượng môn học sinh viên lựa chọn học trong một học kỳ.
6.1. Đối tượng tuyển sinh:
a) Đối tượng dự tuyển phải đáp ứng được điều kiện sau:
– Thí sinh đã tốt nghiệp chương trình THPT của Việt Nam (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trình độ trung cấp (trong đó, người tốt nghiệp trình độ trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành) hoặc đã tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài (đã được nước sở tại cho phép thực hiện, đạt trình độ tương đương trình độ THPT của Việt Nam) ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam (sau đây gọi chung là tốt nghiệp THPT);
– Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành;
– Không bị vi phạm pháp luật; không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
b) Những trường hợp không đủ các điều kiện kể trên và những người thuộc diện dưới đây không được dự tuyển:
– Không chấp hành Luật nghĩa vụ quân sự; đang truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc trong thời kỳ thi hành án hình sự;
– Những người bị tước quyền dự tuyển sinh hoặc bị kỷ luật buộc thôi học chưa đủ thời hạn quy định tính từ ngày ký quyết định kỷ luật đến ngày dự tuyển;
– Quân nhân hoặc công an nhân dân tại ngũ chưa được Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền cho phép đi học.
6.2. Phạm vi tuyển sinh:
Học viện tuyển sinh trên phạm vi cả nước.
6.3. Phương thức tuyển sinh:
Năm 2023, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông sử dụng kết quả kỳ thi THPT 2021, 2022 hoặc kết quả 03 năm học THPT với các môn tương ứng với tổ hợp môn xét tuyển để thực hiện xét tuyển.
1. Chọn chương trình | 2. Kiểm tra điều kiện | 3. Chuẩn bị hồ sơ | 4. Nộp hồ sơ |